Nhà báo Esper chụp ảnh cùng mt bé cậu bé ở Quảng Ngãi năm 1966. Ảnh: Internet

Những con số biết nói

Theo thống kê của một tổ chức bảo vệ kí giả, Philippines là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất đối với nhà báo. Ở nước này, hàng năm luôn có nhà báo bị sát hại. Trước cuộc bầu cử Thống đốc ở Mindanao diễn ra vào tháng 5/2010, sáng ngày 23/11/2009, các nhà báo, người nhà của những người ủng hộ ứng cử viên Ismael Manguadadatu đi nộp đơn ứng cử, bị khoảng 100 tay súng chặn đoàn xe và bắt cóc. Các tay súng này được cho là người của dòng họ Ampatuan, đối thủ chính trị của ông Ismael. Tổng cộng, 58 người bị giết, trong các nạn nhân xấu số đó có 31 nhà báo.

Chỉ tính từ năm 1992 đến nay đã có khoảng 850 nhà báo bị giết. Lý do dẫn đến các vụ sát hại ấy là khi các nhà báo tác nghiệp liên quan đến vấn đề chính trị, chiến tranh, tham nhũng, nhân quyền, tội phạm v.v.. Năm 1994 là năm có nhiều nhà báo chết nhất so với các năm trước đó: 66 nhà báo bị chết, hầu hết trong cuộc xung đột ở Algérie,Ruanda và Bosnia… Tại Brazil, năm 2002, điều tra viên đồng thời là phóng viên nổi tiếng – Tim Lopes, đã bị một băng đảng ma túy bắt cóc, hành hạ và sát hại. Băng nhóm tội phạm đã thấy ánh đèn lóe lên từ túi xách của phóng viên này nên Tim đã bị bắt ngay sau đó, chúng đã hành hạ anh đến kiệt sức, chặt tay chân của nhà báo thành từng khúc rồi phóng hỏa. Tương tự, năm 2010, đã có tới 14 nhà báo bị chết ở Mexico từ các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và các băng nhóm ma tuy.

Một vài vụ việc được dẫn chứng, cũng như các con số thống kê trên đã cho thấy: để hoàn thành trách nhiệm, nhà báo đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của họ!

Nhà báo – Lòng can đảm

Từ “can đảm” thường gắn liền với nguy hiểm. Dễ nhận thấy nhất là những phóng viên hiện trường. Để có thông tin thơi sự, buộc họ phải rời văn phòng, hoặc những căn cứ an toàn nơi hậu phương. Họ đã có mặt ở những vùng chiến sự ác liệt, phải đối mặt với bom đạn và tất nhiện, sự sống và cái chết luôn là một lằn ranh rất nhỏ. Nếu họ may mắn sống sót, thì sau đó trên các trang báo sẽ là những tin tức, hình ảnh, con số… sống động nhất, thực nhất, cảm động nhất, cay nghiệt nhất của từng trận chiến. Và “cái giá phải trả” là không ít phóng viên chiến trường đã không bao giờ trở về.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có gần 300 nhà báo, phóng viên Việt Nam hy sinh ở những chiến trường ác liệt nhất để đưa tin, góp phần làm cho cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan về sự khốc liệt của chiến tranh mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu.

Một câu chuyện khác liên quan đến báo chí Việt Nam. Esper – Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Đại học Tây Virginia, ông đã trở thành một phóng viên thể thao và sau đó được AP tuyển dụng vào năm 1965. Khi quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, Esper có mặt ở Sài Gòn. Sau khi trở lại New York làm việc vào năm 1966, thay vì ở Mỹ, ông đa quyết định quay trở lại Việt Nam và bám trụ cho đến khi Sài Gòn được giải phóng.

Esper đã viết câu chuyện đáng nhớ nhất của mình vào ngày 30/4/1975, ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng. Ông cùng 2 phóng viên AP khác từ chối di tản khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Tại đây, khi tiếp xúc với các chiến sĩ quân giải phóng, ông đã ghi lại tất cả những điều tai nghe, mắt thấy – những câu chuyện, những suy nghĩ, những tâm tư của những người chiến đấu cho độc lập, tự do… Tất cả đã được Esper đưa vào bài tường thuật đằn trên trang nhất của tờ The New York Times số ra ngày hôm sau. Và đây chính là một trong những bài báo làm nên tên tuổi của ông. Năm 1993, ông làm trưởng đại diện văn phòng của AP tại Hà Nội. Ông nghỉ hưu năm 2000, trở thành giáo viên về báo chí tại Đại học Tây Virginia, và được ở sinh viên ở đây vô cùng yêu quý. Quyết định đến với nơi nguy hiểm nhất, bám trụ ở lại vào thời điểm nhạy cẩm nhất và bằng ngòi bút trung thực của mình, Esper đã tạo nên tên tuổi của một nhà báo chiến trường 

Bước vào “vùng cấm” của pháp luật

Tạm thời gác lại sự quả cảm của nhà báo tác nghiệp trong chiến tranh, chúng ta bàn đến lòng dũng cảm của những người cầm bút trong lĩnh vực, điều kiện tác nghiệp khác.

Đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật: ma túy, mại dâm, cướp của, giết người, tham nhũng, hối lộ… được xem là “mặt trận” không kém phần gay go, ác liệt và vô cùng nguy hiểm đối với báo giới. Nếu các nhà báo không nhận thức được quy luật: những hành vi vi phạm pháp luật là “cái xấu” và “cái xấu” bao giờ cũng gắn kiền với “cái ác”, thì có khi nhà báo phải nhận lãnh hậu quả. Khi biết cái xấu bị ai đó phát hiện, những kẻ trong cuộc liền dùng cái ác để đối phó. Cái ác cũng thiên hình vạn trạng: có thể đó là “những viên đạn bọc đường” – mua chuộc nhà báo, hối lộ các cơ quan có thẩm quyền để bao che…; có thể là biện pháp “nặng tay” hơn, như đe dọa, hành hung, cài bẫy… để nhà báo sợ mà bỏ cuộc và không ít trường hợp “cái xấu” đã sử dụng hành vi tan bạo nhất – thủ tiêu nhà báo.

Binh pháp Tôn Tử đã từng chỉ ra rằng “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, vậy nếu nhà báo trong từng vụ việc mình điều tra để đưa lên mặt báo, không biết chắc – nắm chắc “người” là ai (hoặc là những ai)? Họ mạnh yếu thế nào? Và “ta” có những điểm mạnh, điểm yếu gì?… thì khó lòng nắm được phần thắng trong tay. Thậm chí là phải thúc thủ trước cái xấu, cái ác hoặc rước họa vào thân.

Luật pháp và đạo lý không cám nhà báo điều tra để chống tệ nạn mại dâm. Nhưng nếu phóng viên vào cuộc mà hành xử như một khách làng chơi (mua dâm)… thì phóng viên đó đã phạm luật. Nếu muốn phá một đường dây buôn bán ma túy, mà phóng viên thực hiện hành vi mua – bán chất gay nghiên bị cấm (dù với mục đích là để “qua mắt” các băng đảng) mà không được sự đồng ý của cơ quan chủ quản và cơ quan luật pháp có thẩm quyền, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Có thể có người sẽ thắc mắc: thế thì còn gì là bí mật? Làm giấy tờ xin phép như vậy có gián tiếp thông báo cho đối tượng biết việc mình sắp làm? Thực chất, bản lĩnh của nghề là ở chỗ đó – phải biết ban biên tập của mình là ai, họ có sẵn sàng ủng hộ việc điều tra ấy? Nếu họ từ chối, thì vì sao họ lại từ chối? Cần chọn ai trong cơ quan luật pháp có thẩm quyền để thông báo sự việc? Văn bản xin phép phải được soạn thảo ra sao?… Từ đó, nhà báo hiểu rằng: mình không bao giờ được “sống ngoài vòng pháp luật” – dù điều đó có nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng. “Tình ngay lý gian” là điều nhà báo phải tránh khi hành nghề, tác nghiệp./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *