Khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập ngày 16/1/1962 với nhiệm vụ đào tạo phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan thông tấn báo chí của cả nước. Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Báo chí là đơn vị đào tạo cán bộ Báo chí- Truyền thông có uy tín, chất lượng nhất cả nước từ trước đến nay.

1 . Giảng dạy

– Đào tạo cử nhân báo chí hệ chính quy: bao gồm các chuyên ngành: Báo in, Báo ảnh.

– Đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm

– Đào tạo cao học

– Đào tạo Tiến sĩ

– Ngoài ra, khoa còn thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo yêu cầu của các cơ quan và cá nhân.

– Khoa đã thiết kế xong chương chình khung và chi tiết cho các hệ: Cử nhân chính quy, cử nhân hệ tại chức, thạc sỹ, nghiên cứu sinh.

thông tin khoa học theo chuyên đề.

2. Đội ngũ cán bộ giảng viên

Trưởng khoa: PGS. TS Nguyễn Văn Dững;

Phó trưởng khoa: PGS. TS Đỗ Thu Hằng; TS Hà Huy Phượng

Giảng viên cơ hữu: 14 người, trong đó có 7 PGS, TS, 7 ThS, NCS.

Cộng tác viên: Với sự tham gia của hàng trăm GS, PGS, TS, giảng viên cao cấp, nhà báo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị trong và ngoài nước.

3. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, thực tế, thực tập, nghiên cứu điền dã, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và hệ thống.

Sinh viên tốt nghiệp đại học được cấp bằng cử nhân báo chí và giấy chứng nhận trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Hoạt động nghiên cứu khoa học:

– Xuất bản gần 100 đầu sách, giáo trình, bài giảng về nghiệp vụ báo chí – truyền thông;

– Công bố hàng trăm đề tài và bài báo khoa học;

– Cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Khoa đã giành được nhiều giải thưởng báo chí, văn học – nghệ thuật.

4. Môn học chuyên ngành đặc thù

– Lý thuyết truyền thông

– Cơ sở lý luận báo chí

– Pháp luật và đạo đức báo chí

– Các loại hình báo chí hiện đại

– Lao động nhà báo

– Phương thức làm tin, phóng sự, điều tra, phỏng vấn

– Ảnh báo chí

– Kỹ thuật – công nghệ làm báo hiện đại

– Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí – truyền thông

– Báo chí đa phương tiện

5. Các hoạt động ngoại khoá

– Được rèn luyện để trở thành đảng viên Đảng CSVN;

– Chủ trì, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên;

– Sinh hoạt các câu lạc bộ chuyên ngành báo chí – truyền thông;

– Tham gia hội thảo, giao lưu trao đổi nghiệp vụ, nghe nói chuyện chuyên đề của các nhà báo nổi tiếng, đi thực tế tại cơ sở, thực tập tại các cơ quan báo chí – truyền thông trong và ngoài nước

– Thực hành nghiệp vụ trên website Báo chí trẻ em (www.cmvn.org.vn), ấn phẩm Báo chí trẻ;

– Các hoạt động Đoàn Thanh niên tình nguyện, văn nghệ xung kích, thể dục thể thao…

– Cán bộ công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí – truyền thông…

6. Quan hệ đối ngoại

Khoa có quan hệ với nhiều Bộ, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước. Tham gia đào tạo cán bộ báo chí bậc đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ quản lý.

Hiện nay, Khoa Báo chí đã thiết lập quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài như: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển, Úc, Áo, Anh, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, Lào, Campuchia…Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, nghiên cứu đánh giá cho các tổ chức quốc tế.

Từ năm 2000, thực hiện dự án hợp tác với tổ chức Radda Barnen về tăng cường hoạt động tập huấn đào tạo về Quyền trẻ em và nâng cao năng lực tác nghiệp của nhà báo về đề tài trẻ em cho phóng viên báo chí trong cả nước.