Cụ thể, các sinh viên đến từ Lớp Báo in K31A1 thực hiện đề tài Chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Khảo sát từ năm 2012 – 2014). Theo bạn Lê Giang Thanh, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng mình tham gia nghiên cứu khoa học, còn nhiều điều thiếu sót nhưng ai cũng cố gắng để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất”.

Cũng theo bạn Thanh, hiện nay, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí chưa có một sự điều tra, thống kê cụ thể nào. Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên chưa đạt được kết quả thực chất hay sinh viên chưa có kỹ năng làm báo thực tế. Điều này phản ánh sự chênh lệch giữa đào tạo trong nhà trường và điều kiện tác nghiệp thực tế tòa soạn. Đó chính là kết quả của quá trình học không đi đôi với hành. Phải chăng còn thiếu nhiều buổi học thực tế, bài tập thực tế để các bạn được học tập và thực hành? Hay phần nhiều do chính các sinh viên hiện nay chưa thực sự năng động, ít tìm tòi ít va vấp và làm quen với môi trường làm báo thực tế?

Nếu những ý kiến trên là đúng, nó đang đặt ra một vấn đề là phải thắt chặt và nâng cao hơn nữa sự gắn kết giữa nhà trường và tòa soạn. Cần phải đẩy mạnh nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhà báo. Và ngược lại,  phía nhà trường cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, đồng thời xác định rõ hai nhiệm vụ : vừa làm công tác giảng dạy vừa làm báo thực tế.

Tuy nhiên, những ý kiến đó chỉ là những nhận xét mang tính cảm quan và không có cơ sở số liệu cụ thể làm minh chứng. Nghiên cứu này mong muốn tạo ra những kết quả chân thật, cụ thể nhất về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí để có cái nhìn khách quan nhất về việc kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí. Đồng thời, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị để tạo ra những thay đổi tích cực đối với quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí.

Đề tài thứ hai  – Học tập ảnh báo chí của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay do các sinh viên thuộc lớp Báo ảnh K31 thực hiện. Bạn Nguyễn Thị Nga, thành viên nhóm thực hiện chia sẻ: “Với đề tài này, chúng mình hy vọng sẽ tìm hiểu được thực trạng học môn ảnh Báo chí của sinh viên Học viện hiện nay, từ đó có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập bộ môn học này”.

Được biết, sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chương trình và phương pháp dạy và học cho toàn thể các chương trình đào tạo của Học viện Báo chí nói chung và ảnh báo chí nói riêng, hiệu quả học tập ngày một nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập: Phương pháp đào tạo còn nặng nề lý thuyết, chưa thật sự gắn liền với thực tế, thiếu trang thiết bị cho sinh viên thực hành,… dẫn đến tình trạng sinh viên có thói quen học một cách thụ động. Và đến nay, Học viện chưa tiến hành thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học về thực trạng học và thực hành ảnh báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Có một số tài liệu nghiên cứu, một vài bài viết , hội thảo liên quan đến việc học xa rời thực tiễn, học không đi đôi với hành, thực trạng ảnh báo chí như: Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Ban Biên tập ảnh (Thông tấn xã Việt Nam) và Hội Nhà báo Nghệ An tổ chức, “Đôi điều về đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền” của Th.s Đức Dũng (Giảng viên Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền),…

Xét thấy vấn đề này là vô cùng cần thiết nên nhóm đã tiến hành nghiên cứu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *